Sinh Mổ Lần 1 Thì Lần 2 Sinh Thường Được Không?
Hầu hết phụ nữ đã từng sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai sẽ cho rằng lựa chọn phương pháp sinh mổ lần hai để đảm bảo an toàn của mẹ và bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sinh thường hay sinh mổ phụ thuộc vào nhiều vấn đề và trường hợp cụ thể. Vậy sinh mổ lần 1 lần 2 sinh thường được không? Thai phụ và bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thông tin này trong phần bên dưới.
Sinh mổ lần 1 thì lần 2 sinh thường được không?
Nếu bạn đã sinh con bằng phương pháp sinh mổ và sắp chào đón đứa con thứ hai, bạn có thể lựa chọn việc sinh mổ lần 2 hoặc sinh ngả âm đạo sau khi mổ lấy thai (VBAC). Theo các khuyến cáo, sinh ngã âm đạo sau khi mổ lấy thai là một lựa chọn an toàn và thích hợp. Nhiều phụ nữ đã sinh thường sau khi sinh mổ lần một, thậm chí là sinh mổ hai lần trước đó. Tỷ lệ sinh thường thành công sau khi sinh mổ là 70%.
Tuy nhiên việc sinh mổ lần 1 thì lần 2 sinh thường được không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Sinh thường sau khi sinh mổ có thể không phù hợp với một số thai phụ, chẳng hạn như có sẹo tử cung. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, một số bệnh viện không đủ điều kiện thực hiện ca sinh thường sau khi sinh mổ hoặc không đủ nguồn lực để xử lý các tình huống khẩn cấp. Do đó, nếu có dự định sinh thường sau khi sinh mổ, thai phụ nên chọn bệnh viện uy tín, chất lượng và đảm bảo các điều kiện an toàn.
Ai có thể sinh thường sau khi sinh mổ?
Khi lựa chọn phương pháp sinh con, bác sĩ sẽ cân nhắc đến sự an toàn của mẹ và bé. Sinh thường sau khi sinh mổ không phải lúc nào cũng an toàn và phù hợp. Nếu bạn có nguy cơ biến chứng cao khi sinh thường, bác sĩ sẽ đề nghị sinh mổ lần hai để đảm bảo tránh các rủi ro liên quan.
Để cân nhắc sinh thường sau khi sinh mổ, cả mẹ và bé đều cần có sức khỏe tốt. Một số thai phụ thậm chí có thể sinh thường sau sinh mổ khi mang song thai, tuy nhiên điều này cần nhận được sự chỉ định của bác sĩ để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Cơ hội sinh thường thành công sau khi sinh mổ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
- Em bé đang ở ngôi thuận, tức là đầu em bé hướng xuống dưới đáy chậu.
- Em bé có kích thước vừa phải và trọng lượng dưới 3.1 kg.
- Không có biến chứng thai kỳ cũng như biến chứng khi sinh mổ ở lần trước.
- Vết rách tử cung thấp, không có sẹo dọc hình chữ T ở khu vực bụng dưới.
- Quá trình chuyển dạ diễn ra một cách tự nhiên. Khi thai phụ được kích thích chuyển dạ, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và nhanh hơn, điều này làm tăng nguy cơ vỡ tử cung.
- Chuyển dạ tự nhiên trước ngày dự sinh và thai phụ chỉ có tiền sử một lần sinh mổ trước đó.
Trong một số trường hợp, sinh thường sau khi sinh mổ là không an toàn. Nếu thai phụ bị vỡ tử cung ở lần mang thai trước hoặc có vết rách dọc ở lần sinh mổ trước, thai phụ sẽ được đề nghị sinh mổ để tránh các rủi ro.
Lợi ích và rủi ro khi sinh thường sau sinh mổ
Sinh thường sau khi sinh mổ có nhiều lợi ích tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó thai phụ cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
1. Lợi ích
Phương pháp sinh thường sau khi sinh mổ có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và tinh thần, chẳng hạn như:
- Thời gian phục hồi nhanh: Sinh qua đường âm đạo có thời gian nằm viện ngắn hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc chi phí thấp hơn. Sinh mổ cũng có thời gian phục hồi tại nhà nhanh hơn khi so với sinh mổ.
- Có cảm giác sinh nở: Sinh con qua đường âm đạo mang đến cảm giác sinh con, giúp thai phụ cảm thấy việc tham gia tích cực vào việc đưa em bé đến với thế giới này.
- Ít rủi ro hơn trong những lần mang thai sau: Các nguy cơ như nhiễm trùng, chấn thương nội tạng và mất máu có thể tăng lên khi các ca mổ thai tự chọn được lặp lại nhiều lần. Nếu bạn có kế hoạch cho một gia đình lớn, đông đúc, nhiều thành viên, bạn nên cân nhắc lựa chọn phương pháp sinh thường sau khi sinh mổ lần một.
- Giảm nguy cơ biến chứng phẫu thuật: Sinh thường có thể giảm nguy cơ tỷ lệ chảy máu quá mức, nhiễm trùng và đông máu ở một hoặc nhiều tĩnh mạch sâu trong cơ thể. Sinh thường cũng có thể làm giảm nguy cơ cắt bỏ tử cung và tổn thương các cơ quan trong ổ bụng, chẳng hạn như bàng quang hoặc ruột.
Theo các chuyên gia, sinh thường sau khi sinh mổ là an toàn và phù hợp. Tuy nhiên phương pháp sinh cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro liên quan.
2. Rủi ro
Rủi ro lớn nhất của phương pháp sinh thường sau khi sinh mổ là sinh thường thất bại. Điều này có thể dẫn đến vỡ tử cung và đe dọa đến tính mạng. Nguy cơ vỡ tử cung sẽ tăng lên nếu thai phụ có vết sẹo dọc ở lần sinh mổ trước.
Trong trường hợp vỡ tử cung, thai phụ cần được mổ lấy thai khẩn cấp để tránh các biến chứng nghiêm trọng như chảy nhiều máu, nhiễm trùng ở thai phụ và tổn thương não ở trẻ. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể cần cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung, điều này có nghĩa là bạn không thể mang thai lần nữa.
Đôi khi sinh thường lần 2 sau khi sinh mổ lần 1 cũng có thể gặp một số biến chứng, chẳng hạn như rối loạn sàn chậu hoặc rách vết sẹo sinh mổ lần trước đó.
Đối với em bé, các biến chứng có thể bao gồm:
- Nhịp tim của em bé tăng lên khi sinh thường qua ngả âm đạo
- Nhiễm trùng máu
- Thai nhi chết ở trong bụng mẹ trong quá trình chuyển dạ
- Thai chết lưu (trẻ chết ngay sau khi chào đời)
Trường hợp không thể sinh thường sau khi sinh mổ
Sinh mổ lần 1 thì lần 2 sinh thường được không phụ thuộc vào yếu tố sức khỏe của thai phụ cũng như vết sẹo từ lần sinh trước đây. Việc cố gắng sinh thường khi không đủ điều kiện có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng, bao gồm gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Một số trường hợp không được sinh thường sau khi sinh mổ bao gồm:
- Vết cắt dọc: Vết cắt dọc là vết cắt kéo dài từ rốn đến xương mu. Nếu có vết cắt dọc ở lần sinh mổ trước thì bạn không thể sinh thường ở những lần mang thai sau này, điều này có thể làm tăng nguy cơ vỡ tử cung.
- Đã từng vỡ tử cung: Nếu bạn đã từng vỡ tử cung trước đây hoặc có một vết sẹo ở tử cung, thì việc sinh thường không được khuyến khích.
- Từng phẫu thuật tử cung: Nếu bạn đã từng trải qua các cuộc phẫu thuật khác trong tử cung, chẳng hạn như cắt bỏ khối u xơ, thì sinh thường thông qua đường âm đọa không được khuyến khích, để tránh nguy cơ vỡ tử cung.
- Đã từng sinh mổ nhiều lần: Bác sĩ thường không khuyến khích sinh thường nếu thai phụ đã có tiền sử nhiều hơn một lần sinh mổ.
- Thời gian mang thai ngắn: Khoảng thời gian từ lần sinh mổ trước ngắn hơn 19 tháng có thể làm tăng nguy cơ vỡ tử cung do các cơn co thắt khi cố gắng sinh thường.
- Các vấn đề sức khỏe: Có một số vấn đề sức khỏe khiến thai phụ không thể sinh thường sau khi sinh mổ bao gồm có vấn đề với nhau thai, đa thai, mang thai ngoài 40 tuần, em bé thừa cân hoặc thiếu cân.
- Bị kích thích chuyển dạ: Kích thích chuyển dạ có thể làm giảm khả năng sinh thường.
- Tiền sử sức khỏe của thai phụ: Các bệnh lý nội khoa trước đây của thai phụ như tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, hen suyễn, bệnh thận và bệnh tim, có thể làm giảm cơ hội thành công nếu sinh thường.
Sinh thường sau khi sinh mổ không phải lúc nào cũng an toàn. Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp sinh con an toàn và giảm thiểu tối đa các rủi ro phụ thuộc vào các trường hợp cụ thể. Trao đổi với bác sĩ để nhận được sự tư vấn phù hợp nhất.
Chuẩn bị sinh thường sau khi sinh mổ như thế nào?
Nếu có kế hoạch sinh thường sau khi sinh mổ, thai phụ cần có một số chuẩn bị để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
1. Chọn bệnh viện chất lượng
Nếu sinh mổ lần 1 và có nhu cầu sinh thường ở lần 2, bạn nên trao đổi với bác sĩ trong lần khám thai đầu tiên. Thảo luận với bác sĩ về các lợi ích, rủi ro và các vấn đề gây lo lắng để được hướng dẫn phụ hợp nhất.
Đảm bảo răng bác sĩ có đầy đủ các tiền sử bệnh, bao gồm hồ sơ sinh mổ lần trước và bất kỳ các thủ thuật tử cung khác. Điều này giúp bác sĩ xác định lịch sử y tế của bạn và tiên lượng khả năng thành công khi sinh thường sau sinh mổ.
2. Tham gia các lớp học tiền sản
Một số bệnh viện cung cấp các lớp học tiền sản bao gồm các thông tin về việc chuẩn bị sinh thường sau khi sinh mổ. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể trao đổi với bác sĩ về quá trình sinh mở cũng như củng cố tinh thần để sinh con qua ngả âm đạo một cách an toàn nhất.
3. Tập thể dục hàng ngày
Để sinh thường sau khi sinh mổ thành công và an toàn, thai phụ được khuyến cáo là dành thời gian tập thể dục mỗi ngày. Các bác sĩ khuyến cáo, thai phụ nên đi bộ khoảng 45 phút mỗi ngày và thực hiện một số bài tập yoga hoặc các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để việc sinh con trở nên thuận lợi hơn.
Thai phụ nên đưa hoạt động thể chất vào thói quen hàng ngày để tăng cường sức khỏe, sức bền và giúp kiểm soát cân nặng.
Ngoài ra, thai phụ cũng được đề nghị sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ, sữa và protein để đảm bảo sức khỏe khi sinh thường.
Sinh mổ lần 1 thì lần 2 sinh thường được không phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ để xác định các rủi ro, lợi ích và có kế hoạch phù hợp nhất.